TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
Thông tin chung
Tên đầy đủ: Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn - Đại học Sư phạm Hà Nội
Tên tiếng Anh: Mangrove Ecosystem Research Centre (MERC)
Địa chỉ: Phòng 407 nhà V - Số 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Giám đốc: PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn
Điện thoại: 84-24-39953875
Fax: 84-24-37549530

Giám đốc trung tâm PGS. TS. Mai Sỹ Tuấn
Quá trình thành lập
Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn (MERC) được thành lập năm 1987 thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Khi thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, MERC nhập vào Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) và là Ban Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn (MERD).
Khi trường Đại học Sư phạm Hà Nội tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội thì các hoạt động của MERC trực thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Cho đến nay, Trung tâm đã trở thành đơn vị hoạt động có hiệu quả tốt và có uy tín không những trong nước mà cả khu vực và quốc tế.
Đội ngũ cán bộ
TT
|
Họ tên
|
Trình độ
|
1
|
Phan Nguyên Hồng
|
GS.TSKH Sinh thái học
|
2
|
Nguyễn Hoàng Trí
|
GS.TS Sinh thái học
|
3
|
Mai Sỹ Tuấn
|
PGS.TS Sinh thái học
|
4
|
Trần Văn Ba
|
PGS.TS Sinh thái học
|
5
|
Lê Xuân Tuấn
|
TS. Sinh thái học
|
6
|
Nguyễn Đức Tuấn
|
Th.S. CVC. Thực Vật học
|
7
|
Đào Văn Tấn
|
TS. Sinh hóa
|
8
|
Vũ Thục Hiền
|
ThS Môi trường
|
9
10
|
Nguyễn Xuân Tùng
Phạm Hồng Tính
|
ThS Sinh thái học
ThS Sinh thái học
|
11
|
Phan Hồng Anh
|
CN Môi trường
|
12
|
Phan Thị Minh Nguyệt
|
CN Tài chính
|
13
|
Trần Minh Phượng
|
CN Giao dục Môi trường
|
14
|
Quan Thị Quỳnh Dao
|
CN Ngôn Ngữ
|
Các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và thành tích đã đạt được
- Phối hợp với Khoa Sinh học đào tạo đại học, sau đại học và tiến sĩ sinh học liên quan đến hệ sinh thái rừng ngập mặn. Chuyên ngành: Sinh thái học. (Đã đào tạo được 24 thạc sĩ, 10 tiến sĩ về Sinh thái học rừng ngập mặn)
- Tiến hành và chủ trì các đề tài do Nhà nước và Bộ GD&ĐT quản lý về lĩnh vực hệ sinh thái rừng ngập mặn, tài nguyên đa dạng sinh học và quản lý phát triển môi trường ven biển, xây dựng các dự thảo chiến lược quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam. (Đã hoàn thành xuất xắc 4 đề tài cấp Nhà nước, 3 đề tài cấp Bộ)
- Giúp đỡ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) xây dựng, thẩm định các dự án về trồng rừng chắn sóng, nuôi tôm trong vùng rừng ngập mặn và chỉ đạo kỹ thuật cho các địa phương trong việc thực thi dự án trên cơ sở sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường từ 1992 đến nay.
- Hợp tác và tiếp nhận sự giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, các nước, các nhà khoa học có hảo tâm để nghiên cứu các đề án liên quan về sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường ven biển nhằm cải thiện và nâng cao tình hình kinh tế xã hội ở các địa phương: Xây dựng được 1 Trạm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định phục vụ đào tạo sau đại học và giáo dục môi trường, có đủ phòng trưng bày tranh ảnh, tiêu bản đa dạng sinh học vùng ven biển, có chỗ ăn ngủ cho sinh viên sau đại học.
- Viết các tài liệu phổ biến kiến thức, giáo dục về sử dụng bền vững và bảo vệ môi trường ven biển chủ yếu là vùng có rừng ngập mặn để phát triển cho các đối tượng trên. (Viết và xuất bản 5 tài liệu phổ biến về lợi ích rừng ngập mặn với số lượng lớn 4500 bản).
- Tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân, ngư dân, giáo viên, học sinh về nội dung trên, chủ yếu là kỹ thuật nuôi hải sản và trồng, làm vườn ươm rừng ngập mặn ở các địa phương (với sự tài trợ về kinh phí của các tổ chức phi chính phủ). (Từ 1992 đến 2003 đã tổ chức được 402 lớp ở 10 tỉnh ven biển có rừng ngập mặn).
- Tham gia một số tổ chức quốc tế hoặc khu vực liên quan đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, tham dự, tổ chức các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế về hệ sinh thái rừng ngập mặn, quản lý đất ngập nước, giáo dục môi trường (Tiến hành 5 đề tài nghiên cứu khoa học hợp tác với các trường đại học, một số viện ở nước ngoài).
- Tiến hành các hoạt động tuyên truyền giáo dục về lợi ích của rừng ngập mặn cho cộng đồng và trường học các vùng ven biển có rừng ngập mặn. (Đã tổ chức được 16 đợt triển lãm di động "Vì màu xanh rừng ngập mặn", tổ chức cho học sinh giỏi, học sinh con gia đình chính sách học khá của 14 trường ven biển Thái Bình, Nam Định đến tham quan học tập ở Trạm).
- Một số cán bộ chủ chốt đã tham gia các hội đồng thẩm định, hội đồng nghiệm thu các đề án, đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ về đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, sử dụng bền vững đất ngập nước, đánh giá tác động môi trường, tham gia xây dựng các chính sách, chiến lược, nghị định về sử dụng bền vững đất ngập nước, xây dựng Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi, dự thảo Luật Đa dạng sinh học do Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì, tham gia tích cực việc chuẩn bị cho Hội thảo khoa học để UNESCO/MAB công nhận Khu Sinh quyển Cần Giờ.
Phương hướng hoạt động trong thời gian tới
* Với mục tiêu chung là nghiên cứu và đào tạo liên ngành về bảo vệ môi trường vùng ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ họach định chính sách và phát triển bền vững (PTBV), Trung tâm đã để ra một số phương hướng hoạt động như sau:
- Nghiên cứu và triển khai các đề tài khoa học - công nghệ về hệ sinh thái rừng ngập mặn, và bảo vệ môi trường ven biển.
- Đào tạo các cán bộ khoa học có chất lượng cao về sinh thái rừng ngập mặn, sinh thái nhân văn và đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển vì sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường ven biển
- Phối hợp, cộng tác với các nhà khoa học trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn (HSTRNM) ven biển, lượng giá kinh tế của HSTRNM và đời sống của cộng đồng dân cư ven biển nhằm mục đích phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- Cung cấp, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tham gia bồi dưỡng kiến thức và giáo dục môi trường về hệ sinh thái rừng ngập mặn và phát triển bền vững.
- Góp phần thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ về PTBV
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn và cuộc sống bền vững; Kết hợp bảo tồn và nâng cao đời sống cộng đồng và xoá đói giảm nghèo;
- Du lịch sinh thái; Giáo dục, đào tạo phục vụ PTBV.
- Áp dụng cách tiếp cận Quản lý dựa trên hệ sinh thái (Ecosystem-based Management).
* Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ tập trung triển khai các nghiên cứu và đào tạo trên cơ sở sinh thái học. Hệ sinh thái vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu và quản lý, vừa là giải pháp để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Một số hình ảnh hoạt động:

Ảnh 1. Tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia và Quốc tế về Carbon xanh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

Ảnh 2. Trao đổi với các nhà khoa học Trung Quốc về mô hình nuôi tôm hữu cơ