GIỚI THIỆU VỀ OLYMPIAD SINH HỌC QUỐC TẾ (IBO)


 

1. Lịch sử của IBO

Olympiad Sinh học quốc tế (IBO) là một cuộc thi dành cho các học sinh trung học, kiểm tra kỹ năng giải quyết các vấn đề của sinh học, xử lí các thí nghiệm sinh học. Kích thích tình yêu với sinh học, khả năng phát minh, sáng tạo và tính kiên trì của học sinh.

Mỗi nước thành viên cử tới kì thi bốn học sinh, là những người đã chiến thắng trong các cuộc thi sinh học Quốc gia. Đi cùng với sinh viên trong mỗi đội tuyển là hai cán bộ lãnh đạo đội, là những người đại diện của mỗi nước.

Mục tiêu của IBO là tập hợp các học sinh tài năng lại với nhau, động viên các em vượt qua các thách thức nhằm nâng cao hơn nữa tiềm năng về khoa học sinh học, từ đó thúc đẩy các em hoạt động như là một nhà khoa học. Cuộc thi cũng nhấn mạnh tới vẻ đẹp và giá trị của sinh học. Nhiều chủ đề như tập tính và sinh thái học nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sinh học đối với xã hội, đặc biệt là các nội dung về bảo tồn thiên nhiên và/hoặc bảo vệ môi trường.

Kỳ thi tạo cơ hội để so sánh các chương trình chi tiết và xu hướng giáo dục sinh học ở các nước khác nhau. Đây là thông tin hữu ích để nâng cao trình độ giáo dục sinh học ở cấp quốc gia.

Nhiều tổ chức tham gia tổ chức các kỳ thi Olympiad quốc gia: Bộ giáo dục, bộ công nghiệp, hiệp hội các nhà giáo, các trường đại học và các trường học. Sự liên hệ giữa các tổ chức này sẽ dẫn đến một sự hiểu biết và trao đổi tốt hơn về hoạt động của nhau trong lĩnh vực sinh học.

            Về lịch sử của IBO, kỳ thi Sinh học quốc tế đầu tiên được tổ chức giữa Tiệp Khắc và Ba Lan, trong các năm từ 1985 đến 1989 là nền tảng cho IBO trong tương lai. Kinh nghiệm quí báu từ các kỳ Olympiad khoa học tự nhiên và toán học đã dẫn đến ý tưởng thành lập Olympiad Sinh học Quốc tế. Vì vậy, UNESCO đã đề nghị Tiệp Khắc là nước đi đầu thực hiện hoạt động này. Sáu nước quan tâm (Bỉ, Bulgaria, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Ba Lan và Liên Xô cũ) đã thành lập IBO vào năm 1989 (Praha và Brno) và kỳ IBO đầu tiên được tổ chức tại Olomouc vào tháng 7 năm 1990. Mặc dù có một số khó khăn ban đầu nhưng kỳ Olympiad này đã thành công rực rỡ và quyết định tổ chức các kỳ IBO tiếp theo. Trong các kỳ Olympiad kế tiếp số lượng các nước tham gia tăng nhanh.

  


Năm

Nước

Thành phố

Số nước tham gia

1990

Cộng hòa Séc

(Olomouc)

6

1991

Nga

(Machatskala)

9

1992

Cộng hòa Slovak

(Poprad)

12

1993

Hà Lan

(Utrecht)

15

1994

Bungari

(Varna)

18

1995

Thái Lan

(Bangkok)

22

1996

Ukraina

(Artek)

23

1997

Turkmenistan

(Ashgabat)

28

1998

Đức

(Kiel)

33

1999

Thụy Điển

(Uppsala)

36

2000

Thổ Nhĩ Kỳ

(Antalya)

38

2001

Bỉ

(Brussels)

38

2002

Latvia

(Riga)

40

2003

Belarus

(Minsk)

41

2004

Úc

(Brisbane)

40

2005

Trung Quốc

(Beijing)

50

2006

Achentina

(Rio Cuarto)

48

2007

Canada

(Saskatoon)

49

2008

Ấn độ

(Mumbai)

55

2009

Nhật bản

(Tsukuba)

56

2010

Hàn Quốc

(Changwon)

59

2011

Đài Loan (Trung quốc)

(Taiwan)

58

2012

Singapore

59

Ngay sau Olympiad đầu tiên, Trung tâm Điều phối được thành lập tại Praha và theo quy định, cuộc họp của các điều phối viên được diễn ra tại Trung tâm này vào mùa đông hàng năm để chuẩn bị các đề xuất mới, đổi mới các quy định, nội dung, và các công việc chuẩn bị cho các kỳ Olympiad sắp tới,..v.v…

2. Mục tiêu của IBO

Olympiad sinh học quốc tế (IBO) là một kì thi của học sinh phổ thông yêu thích sinh học. Mục đích duy nhất của cuộc thi này là để :

a) kích thích sự quan tâm tích cực trong nghiên cứu sinh học bằng các giải pháp sáng tạo trong sinh học,

b) thúc đẩy việc trao đổi các ý tưởng và tài liệu về giáo dục sinh học,

c) thúc đẩy mối liên hệ quốc tế thường xuyên giữa các học sinh học sinh học,

d) thiết lập quan hệ thân thiện giữa những người trẻ từ nhiều nước khác nhau và từ đó kích thích sự hợp tác và hiểu biết giữa các quốc gia.

3. Các tổ chức của IBO

a) Trung tâm điều phối IBO

Trung tâm điều phối IBO hoạt động như một Ban thư ký của IBO1 và thực hiện các chức năng sau:

- Đảm bảo các dịch vụ thông tin cho tất cả các nước thành viên và các tổ chức quốc tế có liên quan (UNESCO, IUBS, .v.v..),

- Triệu tập Ban tư vấn IBO và các điều phối viên nếu cần; đảm bảo chuẩn bị và phân phát tài liệu cho các cuộc họp này,

- Thúc đẩy liên lạc với các nước chưa phải là thành viên IBO,

- Điều phối việc mời các quan sát viên từ các nước chưa phải là thành viên IBO thông qua nước chủ nhà trong tương lai,

- Lưu giữ tài liệu liên quan về cuộc thi,

- Ghi nhận và cập nhật địa chỉ của các điều phối viên, các đại biểu, các quan sát viên và các tổ chức tham gia IBO

- Thu thập tài liệu và các thông tin liên quan đến IBO và các cuộc thi sinh học khác, bao gồm cả mô tả của các kỳ thi Olympiad Sinh học quốc gia hoặc các cuộc thi tương tự được sử dụng để lựa chọn các thí sinh tham dự IBO.

Trung tâm điều phối phối hợp thực hiện các hoạt động với Ban Chỉ đạo IBO, các nước thành viên IBO và các tổ chức khác theo các mục tiêu của IBO. Trung tâm điều phối tổ chức cuộc họp thường niên của Ban tư vấn IBO. Bộ Giáo dục của nước có Trung tâm điều phối cung cấp nhân sự cho Trung tâm. Trung tâm này trình bày báo cáo hàng năm về các hoạt động và tình hình tài chính tại cuộc họp của các điều phối viên.

b) Hội đồng các điều phối viên

Các quyết định chính về mục tiêu và hoạt động của IBO được thực hiện bởi Hội đồng các điều phối viên trong buổi họp thường niên diễn ra vào thời gian tổ chức IBO. Mỗi quốc gia thành viên có học sinh dự thi cần cử 1 điều phối viên đại diện cho nước mình trong hội đồng.

c) Ban chỉ đạo

Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm quản lý các sự kiện và thủ tục hàng ngày của IBO. Ban chỉ đạo gồm có bốn thành viên cộng với Trưởng Trung tâm điều phối ở Praha. Nhiệm kỳ của các thành viên Ban chỉ đạo là 4 năm và họ có thể được bầu lại. Cuộc bầu cử gồm hai bước. Đầu tiên, mỗi nước thành viên đề cử tối đa 4 ứng cử viên cho Trung tâm Điều phối. Cuộc bầu cử cuối cùng xảy ra trong cuộc họp điều phối viên.

Các ứng viên hợp lệ phải là điều phối viên hoặc trưởng nhóm đã có mặt trong ít nhất ba kỳ IBO trước năm bầu cử. Tất cả các ứng cử viên cần được ít nhất năm quốc gia thành viên IBO đồng thuận đề cử trong cuộc bầu cử. Ban chỉ đạo bắt đầu hoạt động chính thức vào ngày 1 tháng 9, sau bầu cử.

d) Chủ tịch IBO

Ban chỉ đạo IBO lựa chọn một trong các thành viên làm Chủ tịch IBO, chịu trách nhiệm chủ trì các cuộc họp của IBO, đại diện cho IBO trong các dịp lễ chính thức và giữ liên lạc với Trung tâm Phối hợp của IBO.

Nước nào có người làm Chủ tịch IBO được miễn phí tham dự IBO cho một quan sát viên tới IBO.

e) Ban tư vấn IBO

Ban tư vấn IBO tư vấn cho Ban chỉ đạo và Hội đồng các điều phối viên trong việc duy trì các tiêu chuẩn cao của IBO. Chủ tịch IBO điều khiển các Ban. Ban tư vấn gồm đại diện của các nước đã tổ chức 2 kỳ IBO trước đó và sẽ tổ chức 2 kỳ IBO tiếp theo. Các chuyên gia khác cũng có thể được mời tham dự vào cuộc họp thường niên của Ban tư vấn để chuẩn bị các ý kiến góp ý và đề nghị đối với Hội đồng các điều phối viên. Những chuyên gia mời cần nộp bản khai ít nhất là 4 tuần trước cuộc họp của Ban tư vấn. Các chủ đề thảo luận phải được nộp ít nhất 14 ngày trước khi cuộc họp. Đề xuất nhận được ít hơn 2 tuần trước khi cuộc họp diễn ra sẽ không được chấp nhận.

Các ý kiến góp ý của Ban tư vấn IBO liên quan đến các chương chung của bản hướng dẫn này sẽ có hiệu lực vào cuối tháng Ba mỗi năm, nếu không bị phản đối.

Ban tư vấn có thể đề xuất bỏ phiếu điện tử (bằng e-mail, on-line hoặc tương tự) cho những thay đổi quan trọng về các quy định tổ chức. Trong trường hợp này:

-. bỏ phiếu theo hình thức lựa chọn: "Có/ Không/ Không có ý kiến";

-. quyết định do đại đa số các nước thành viên IBO lựa chọn;

-. nếu không đạt được đa số phiếu, vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp các Điều phối viên IBO kế tiếp.

g) Hội đồng giám khảo Quốc tế

Hội đồng giám khảo quốc tế là một ủy ban đặc biệt được thành lập cho mỗi kỳ thi IBO. Một nhà khoa học có uy tín nổi bật được chủ tịch Ban tổ chức IBO chỉ định làm chủ tịch Hội đồng. Các thành viên Hội đồng gồm Trưởng đoàn của các nước, hoặc mỗi nước cử 2 người đại diện.

                      


Source: 
10-11-2012
Tags