HOÀNG TỤY - GIÁO DỤC: XIN CHO TÔI NÓI THẲNG

VỀ MỘT CUỐN SÁCH MỚI ĐÁNG ĐỂ CÁC NHÀ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐỌC VÀ SUY NGẪM


HOÀNG TỤY - GIÁO DỤC: XIN CHO TÔI NÓI THẲNG


Cuốn sách Hoàng Tụy - Giáo dục: Xin cho tôi nói THẲNG của Nhà xuất bản Tri Thức phát hành là một ấn phẩm nằm trong chương trình xuất bản của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh được giới trí thức và những người làm công tác giáo dục hết sức quan tâm. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục đang ra sức đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo thì những trao đổi suy nghĩ thẳng thắn của Giáo sư Toán học Hoàng Tụy đáng để chúng ta đọc, suy ngẫm và gợi mở cùng tìm ra những giải pháp đúng đắn nhất cho sự phát triển của nền giáo dục nước ta trong bối cảnh hiện nay. Cuốn sách nhỏ dày 342 trang đã tập hợp 26 bài viết của Giáo sư Hoàng Tụy trên những khía cạnh khác nhau về giáo dục ở Việt Nam. BBT website xin trích đăng Lời giới thiệu về cuốn sách của Giáo sư Chu Hảo (Giám đốc kiêm Tổng biên tập NXB Tri thức).

Giáo sư Hoàng Tụy sinh năm 1927 tại Quảng Nam. Ông bác ruột của Giáo sư là Tổng đốc Hà thành Hoàng Diệu. Khí phách bất khuất của người ông tuẫn tiết và tầm nhìn xa trông rộng của người chí sĩ đồng hương đã ảnh hưởng không nhỏ đến Hoàng Tụy. Với tư cách một nhà khoa học, Giáo sư là nhà toán học ứng dụng tầm cỡ quốc tế có công lao mở đường cho bộ môn khoa học mới “Lý thuyết tối ưu toàn cục” với công cụ toán học mà ngày nay mang tên ông: “Lát cắt Tụy” (Tuy’s cut).

….

Để giúp bạn đọc hiểu thêm và chia sẻ với những trăn trở đầy tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm đối với nền giáo dục của nước nhà mà Giáo sư nêu lên, NXB Tri thức trân trọng giới thiệu với bạn đọc Tuyển tập các bài viết của Giáo sư về giáo dục đã được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong khoảng 15 năm gần đây dưới nhan đề Giáo dục: Xin cho tôi nói THẲNG.

Qua tập sách này, chúng tôi hi vọng lời kêu gọi thiết tha của Hoàng Tụy về một cuộc “Cải cách toàn diện và triệt để” nền giáo dục nước nhà tiếp tục vang vọng; vẫy gọi tất cả những ai tự coi mình là người tử tế, có lương tri, tham gia vào cuộc Vận động Cách mạng giáo dục vì tương lai con cháu chúng ta, vì sự trường tồn của Dân tộc, vì sự phát triển bền vững của Đất nước.


Source: 
13-02-2014
Tags