Hiệu quả ức chế cảm nhiễm từ dịch lá cây giá(Excoecaria agallocha) đến sự nảy mầm và sinh trưởng của cây kê chân vịt (Eleusine coracana)

Tổng quan: Cảm nhiễm là một chủ đề hấp dẫn và khá phức tạp liên quan đến sự tương tác của thực vật với những ảnh hưởng bởi các chất hóa học mà chúng giải phóng ra môi trường. Hiệu quả ức chế cảm nhiễm của một loài thực vật trong quá trình sinh trưởng và phát triển của chính nó hay một loài cạnh nó là do sự sản xuất một lượng lớn các chất chuyển hóa thứ cấp. Các chất cảm nhiễm thường là các chất chuyển hóa thứ cấp, được sản sinh như sản phẩm phụ trong các quá trình sinh lý khác nhau của thực vật. Kết quả là sự phân giải một lượng lớn các hợp chất ở thực vật được giải phóng vào môi trường. Những ảnh hưởng cácchất cảm nhiễm bao gồm tác động đến phân bào, sản sinh hoocmon thực vật, tính thấm của màng, sự nảy mầm của túi hạt phấn, chất khoáng lấy vào, vận động của khí khổng, tổng hợp các sắc tố, quang hợp, hô hấp, tổng hợp protein, cố định nitơ và sự hoạt động của enzym chuyên biệt.

Nghiên cứu này xác định hình thái, sinh lý và những phản ứng về năng suất của cây kê chân vịt phát triển gần cây giá (Excoecaria agallocha L.), là một loài thực vật ngập mặn, và chất cảm nhiễm được chiết từ thực vật thông qua lá hoặc rễ, có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của những giống cây trồng và thực vật xung quanh.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm, sử dụng phương pháp thiết kế ô ngẫu nhiên (RBD) với hai nhân tố, dịch chiết lá cây ngập mặn giá với các nồng độ khác nhau (25,50, 75 và 100%) và hai giống kê chân vịt (nâu và trắng). Sự nảy mầm, chiều dài của rễ, khối lượng khô của hạt, chỉ số sức sống được ghi lại trong 10 ngày sau sự nảy mầm trên tất cả những lứa kiểm tra. Những sắc tố quang hợp, protein hòa tan, proline thẩm thấu và phenol tống số cũng được tính toán. Hơn nữa, phân tích sắc kí khí cũng đã được thực hiện nhằm xác định các chất cảm nhiễm. Hệ số tương quan được xác định bởi dữ liệu dưới dạng sơ đồ từ tất cả những cách xử lí mẫu và mối liên hệ nghịch giữa thông số sinh trưởng của hạt và chỉ số sức sống được kiểm tra. Tầm quan trọng giữa sự kiểm tra và việc xử lí được so sánh với mức ý nghĩa p = 0,05.

Kết quả: Dịch lá câygiácó hiệu quả đáng kể (p<0,001) đối với sự sinh trưởng tổng thể của hạt và sự ức chế cao nhất quan sát được ở nồng độ 75 và 100%. Nghiên cứu sự tương quan chỉ ra rằng tỷ lệ sống có mối tương quan đáng kể với chiều dài rễ (p<0,05) và khối lượng khô (p<0,01) đối với nồng độ 100% dịch từ lá.

Kết luận: Hiệu quả ức chế của loài thử nghiệm đến sự nảy mầm của hạt và hai giống hạt kê chân vịt có thể liên quan với sự có mặt của các chất cảm nhiễm, bao gồm các acid béo, flavonoids, và acid phenolic.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Nivas Desai, Uttam Dethe và Dattatraya Gaikwad, ở Đại học Shivaji, Ấn Độ, được đăng tải trên tạp chí Am. J. Plant Physiol., 12 (1): 38-44, 2017.

 

Để tìm hiểu thêm công trình nghiên cứu này, xin vui lòng click vào đường link phía dưới.

https://www.researchgate.net/publication/318747167_Allelopathic_Effect_of_Excoecaria_agallocha_L_Mangrove_Leaf_Leachate_on_Germination_and_Growth_Behavior_of_Eleusine_coracana_Finger_Millet

BAN NỘI DUNG – CLB SINH HỌC

Source: 
22-06-2018
Tags