BỘ MÔN DI TRUYỀN - HÓA SINH

1. Trưởng bộ môn: PGS. TS. Lê Thị Phương Hoa

2. Địa chỉ: P. 206, nhà A3, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

E-mail: lphoa@hnue.edu.vn

3. Năm thành lập: 2019

4. Trưởng bộ môn qua các thời kỳ:

  • 2019 đến nay: PGS. TS. Lê Thị Phương Hoa

5. Các cán bộ của bộ môn đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác:

PGS. NGƯT. Đặng Văn Viện  CN. Phan Thị Vân GVC. Trần Thị Áng
GS.TS.NGND. Phan Cự Nhân CN. Nguyễn Thu Hiền CN. Vũ Thị Bé
PGS.TS. Nguyễn Minh Công GS.TSKH. Phạm Đình Thái ThS. Phùng Gia Tường
PGS.TS. Trần Đình Trọng TS. Trần Ích TS. Nguyễn Thị Hiền
PGS.TS. Đặng Hữu Lanh TS. Nghiêm Thoại Hoa CN. Trần Thị Sen
PGS.TS. Tô Cao Ly TS. Nguyễn Văn Tý CN. Nguyễn Thị Hằng
ThS. Nghiêm Thanh Hồng TS. Bùi Huy Thiện TS. Phạm Quốc Hùng
TS. Vũ Đức Lưu CN. Trịnh Thị Hồng TS. Nguyễn Thị Tâm
ThS. Vũ Thị Hợi CN. Nguyễn Thị Thanh TS. Phan Thị Thanh Hương
TS. Bùi Hoàng Oanh TS. Nghiêm Xuân Lượng ThS. Nguyễn Thanh Vân
TS. Võ Thế Quân TS. Lưu Thị Khánh TS. Nguyễn Thị Kim Hà
ThS. Đỗ Thị Hồng PGS. TS. Nguyễn Xuân Viết  

6. Các cán bộ đương nhiệm của bộ môn:

  • PGS.TS. Lê Thị Phương Hoa
  • TS.GVC. Đào Văn Tấn
  • TS. Triệu Anh Trung
  • TS.GVC. Đào Thị Sen
  • TS. Lê Thị Tươi
  • TS. Vũ Thị Bích Huyền
  • KS. Lê Thị Tuyết Mai

7. Chức năng nhiệm vụ

Bộ môn Di truyền – Hoá sinh được thành lập ngày 01 tháng 5 năm 2019, trên cơ sở sát nhập hai Bộ môn là Bộ môn Di truyền học và Bộ môn Hoá sinh và Tế bào học, nhằm đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới trong đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học.

Bộ môn Di truyền học được thành lập từ năm 1959 với tên Bộ môn Darwin trên cơ sở nhóm cán bộ giảng dạy giáo trình ‘Cơ sở chủ nghĩa Darwin’ (1956) và hai lần đổi tên Bộ môn Darwin - Di truyền (1963 – 1972) và Bộ môn Di truyền – Tiến hoá (1972 – 2008). Bộ môn Hoá sinh và Tế bào học được thành lập từ năm 2008 trên cơ sở tách Bộ môn Sinh lý thực vật – Hoá sinh. 

Hiện nay, Bộ môn đang đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong công tác đào tạo:

  • Đào tạo đại học: Bộ môn tham gia tích cực trong công tác đào tạo đại học, bao gồm giảng dạy và hướng dẫn sinh viên NCKH và làm khoá luận tốt nghiệp. Hiện nay, Bộ môn đang đảm nhiệm các học phần như Cơ sở hóa học trong khoa học sự sống, Hoá sinh và tế bào học, Di truyền học và tiến hóa, Thực hành Tế bào – Hoá sinh – Di truyền, Sinh học phân tử, Hóa sinh học thực phẩm và chế biến, Mô phôi và sinh học phát triển, Tin sinh học, Di truyền học quần thể, Cơ sở di truyền chọn giống, Di truyền học người, Ứng dụng kỹ thuật di truyền.
  • Đào tạo sau đại học: Bộ môn đào tạo bậc thạc sĩ và nghiên cứu sinh chuyên ngành Di truyền học và thạc sĩ chuyên ngành Sinh học thực nghiệm. Hiện nay, các cán bộ Bộ môn đang phụ trách giảng dạy các chuyên đề Sinh học phân tử và tế bào, Phương pháp nghiên cứu sinh học thực nghiệm, Những vấn đề hiện đại trong Sinh học phân tử, Sự chuyển hoá các chất trong sinh học thực nghiệm, Các hợp chất có hoạt tính sinh học và các chuyên đề đào tạo nghiên cứu sinh chuyên ngành Di truyền học.

Các cán bộ của Bộ môn đã đào tạo được 29 NCS chuyên ngành Di truyền học và hơn 300 Thạc sĩ chuyên ngành Di truyền học và Sinh học thực nghiệm. Bộ môn cũng chủ trì và tham gia xuất bản 13 giáo trình và nhiều tài liệu tham khảo về Di truyền học, Tiến hoá, Hoá sinh học, Sinh học tế bào...

8. Các hướng nghiên cứu khoa học

Từ những năm 1950, trải qua nhiều lần phân tách, sáp nhập để phù hợp với yêu cầu phát triển của Khoa đến nay, Bộ môn Di truyền - Hoá sinh đã và đang tiến hành nghiên cứu nhiều đề tài khoa học. Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn bao gồm:

  • Phân tích và đánh giá hoạt tính sinh học của các chiết xuất và các hợp chất thiên nhiên từ các cây dược liệu, thực vật rừng ngập mặn, nấm, tảo…
  • Phân tích cơ chế phân tử của quá trình cộng sinh giữa vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu.
  • Nuôi cấy mô và tế bào để nhân giống và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm, sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học.
  • Sản xuất các protein tái tổ hợp từ thực vật chuyển gen ứng dụng trong y học và sử dụng làm chất bảo vệ thực vật.
  • Nghiên cứu đánh giá và khai thác tiềm năng di truyền nguồn gen một số cây trồng bản địa.
  • Nghiên cứu ứng dụng đột biến thực nghiệm và CNSH trong chọn tạo giống.
  • Nghiên cứu phát triển vaccine cho cá.
  • Nghiên cứu cơ sở phân tử của cơ chế điều hoà biểu hiện gen ở vi nấm
  • Nghiên cứu cơ chế gây bệnh của nấm Mucor ở mức độ phân tử và các hướng ứng dụng trong điều trị bệnh mucormycosis.
  • Nghiên cứu cải tiến thí nghiệm, nâng cao chất lượng thực hành Hoá sinh học, Tế bào học, Di truyền học và chọn giống.

Cho đến nay, các cán bộ của Bộ môn đã chủ trì 07 đề tài NCKH cấp nhà nước, 09 đề tài cấp Bộ và 04 dự án thử nghiệm cấp Bộ, 01 đề tài quốc tế đã nghiệm thu. Hiện nay, bộ môn đang chủ trì 02 đề tài NCKH cấp nhà nước, 01 đề tài cấp Bộ và 01 đề tài quốc tế.

9. Các giải thưởng tập thể và cá nhân của bộ môn đã đạt được

Các công trình nghiên cứu của cán bộ Bộ môn đã đóng góp tích cực vào lịch sử phát triển KHCN của Nhà trường và đóng góp thiết thực vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp của đất nước, tạo ra 3 giống lúa đột biến cấp quốc gia và một số tổ hợp vịt lai 3 máu.

Các giải thưởng khoa học công nghệ đã đạt được bao gồm:

  • Giải Nhì hội thi sáng tạo do TW Đoàn TNCS HCM và Tổng liên đoàn LĐVN phát động năm 1982.
  • Huy chương vàng tuổi trẻ sáng tạo KHKT cho Giống vịt lai 3 máu năm 1985.
  • Giải thưởng Bông lúa vàng 1998 cho Giống tài nguyên đột biến – giống mới cấp quốc gia của tập thể tác giả do PGS.TS. Nguyễn Minh Công đứng đầu.
  • Giải thưởng Bông lúa vàng năm 2000 cho Giống lúa cấp quốc gia – giống tám thơm đột biến của tập thể tác giả do PGS.TS. Nguyễn Minh Công đứng đầu.

Một số hình ảnh tiêu biểu của bộ môn

Ảnh 1. Tập thể bộ môn và cán bộ về hưu nhân ngày 20 - 11- 2019

Ảnh 3. Tập thể bộ môn chúc mừng các thầy PGS. TS. Nguyễn Minh Công, GS. TS. Nguyễn Hoàng Trí, PGS. TS. Trần Văn Ba

Ảnh 4. Cán bộ bộ môn tham gia hội thảo

Ảnh 5. Sinh viên làm đề tài tại bộ môn

Ảnh 6. Một số hoạt động thực hành và trải nghiệm tại bộ môn

Ảnh 7. Một số giáo trình do cán bộ bộ môn tham gia biên soạn


Source: 
25-08-2021
Tags