GIỚI THIỆU BÀI BÁO: GHI NHẬN VÙNG PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI CÁ BỐNG DI CƯ HAI CHIỀU (Gobioidei: Sicydiinae) Ở LỤC ĐỊA VIỆT NAM

Tóm tắt bài báo:

Suối ngắn, dốc, ven biển vùng nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương là nơi tập trung nhiều loài cá, giáp xác, thân mềm thuộc dạng di cư sông – biển. Hệ thống suối như vậy gây khó khăn cho khảo sát vì thảm thực vật dày, địa hình dốc và nước cạn. Nghiên cứu này trình bày ghi nhận đầu tiên của bốn loài cá bống (Sicyopterus lagocephalus, Sicyopus zosterophorus, Stiphodon atropurpureusStiphodon percnopterygionus) được thu thập từ các đợt thực địa bằng lặn ống thở ở năm suối thuộc Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Mẫu vật được cố định và định loại ngoài thực địa. Sự tập trung các loài ở suối trong nghiên cứu này khác hoàn toàn với suối rộng ở Đà Nẵng (như các nhánh của sông Hàn, chân núi Bà Nà), nơi phổ biến các loài không phải dạng di cư sông – biển, chỉ với một loài di cư (Stiphodon multisquamus). Ở khu vực nghiên cứu, thì ngược lại, với nhiều loài di cư sông – biển, chỉ thu được số ít các cá thể của cá nước ngọt không di cư (như Schistura carbonaria, Poropuntius sp.). Tương tự như vậy, khi so với các suối có đặc điểm như trong nghiên cứu này ở Nam Nhật Bản và Philippines, nơi phổ biến các loài cá bống dạng này và nhiều hơn so với suối ở lục địa của Đà Nẵng. Sự khác biệt này cho thấy tầm quan trọng trong bảo tồn của khu hệ cá ở suối ngắn, dốc ven biển. Bài báo cũng thảo luận áp dụng các ghi nhận này trong kế hoạch bảo tồn cá bống ở Việt Nam, góp phần hiểu biết về nhóm cá bống di cư đặc trưng này ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Hình 1. Trang đầu bài báo

Hình 2. Hình chụp từ thực địa: (A) và (B) sinh cảnh đặc trưng quan sát trong quá trình thực địa ở Đà Nẵng, Việt Nam; và mẫu sống thu ở thực địa: Photos from the field: (C) Sicyopus zosterophorus (đực), (D) Sicyopterus lagocephalus (đực), (E) Stiphodon percnopterygionus (đực), and (F) Stiphodon atropurpureus (phía trên – đực, phía dưới - cái)

Hình 3. Mẫu vật định hình thu từ các đợt thực địa gần Đà Nẵng, Việt Nam: (A) Sicyopterus lagocephalus cái (73.2 mm SL, HNUE-F00295), (B) Sicyopus zosterophorus đực (39.8 mm SL, HNUE-F00296), (C) S. zosterophorus cái (43.4 mm SL, HNUE-F00296), (D) Stiphodon atropurpureus đực (34.5 mm SL, HNUE-F00298), (E) S. atropurpureus cái (35.8 mm SL, HNUE-F00298), (F) Stiphodon percnopterygionus đực (21.7 mm SL, HNUE-F00301)

Hình 4. Bản đồ thể hiện sự phân bố của loài Sicyopterus lagocephalus (đường đứt đoạn xanh da trời) và Sicyopus zosterophorus (đường đứt đoạn màu vàng) từ các thông đã biết và vùng phân bố mới ghi nhận từ Việt Nam (vòng tròn đỏ)

Hình 5. Bản đồ thể hiện sự phân bố của Stiphodon atropurpureus (đường đứt đoạn xanh đậm), Stiphodon percnopterygionus (đường đứt đoạn tím), và Stiphodon multisquamus (đường đứt đoạn xanh lá) từ các thông đã biết và vùng phân bố mới ghi nhận từ Việt Nam (vòng tròn đỏ).


Source: 
21-08-2023
Tags