HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ “SINH SẢN SINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT CÓ HOA – THỰC HÀNH GIÂM, CHIẾT CÀNH”

“Mùa xuân là Tết trồng cây”, thực hiện lời khuyên của Bác Hồ khi mùa xuân tới, các bạn học sinh đã có những khoảng thời gian lý thú khi được trực tiếp trải nghiệm cách nhân giống cây vô tính thông qua thực hành giâm cành- chiết cành, tìm hiểu hệ thống mô hình trồng cây thủy canh động- tĩnh, qua đó nâng cao được ý thức bảo vệ đa dạng sinh học và thực hành nông nghiệp tốt. Bên cạnh đó, hoạt động này đã được lan tỏa tới đoàn học sinh trường Miyazaki-Nhật Bản- đối tác hợp tác quốc tế của trường THCS -THPT NTT- các bạn quốc tế rất thích thú khi tìm hiểu và thưởng thức những cây hoa-cây ăn quả đặc trưng của vùng nhiệt đới.

Hình 1. Thầy giáo Đỗ Thành Trung dặn dò HS các nội qui khi tham gia học trải nghiệm

Hình 2. Cô giáo Nguyễn Phương Thảo giới thiệu cành chiết cho học sinh

Học sinh được các thầy cô bộ môn Sinh lý học thực học thực vật và Ứng dụng hướng dẫn cách phân biệt- lựa chọn cành giâm/cành chiết; sử dụng kéo cắt cành- dao chiết cành an toàn; tự tay các con được phối trộn các nguyên liệu để làm giá thể bó bầu, giâm cành… Các hoạt động này không chỉ đòi hòi năng lực quan sát, phân biệt các cây (cây mẫu đơn, cây đuôi chồn, cây dâm bụt), lựa chọn cành bánh tẻ, mà còn cần sự tập trung, chú ý và cẩn thận trong từng bước kĩ thuật: khoanh vỏ, thấm chất kích thích ra rễ, chuẩn bị giá thể và đặc biệt là kĩ thuật bó bầu: bầu đạt tiêu chuẩn là 2 mép đáy bầu phải căng, đất nước nén chặt, thành bầu không bị nhăn, gãy hoặc gấp khúc.

Hình 3. Cô giáo Điêu Thị Mai Hoa đang hướng dẫn cho học sinh các bước chiết cành

Hình 4. Học sinh rây đất chuẩn bị bó bầu

Hình 5. Học sinh trải nghiệm khoanh vỏ cành cây mẫu đơn

Hình 6. Học sinh chiết cành trên cây đuôi chồn

Hình 7. Học sinh nghe hướng dẫn các bước Giâm cành

Hình 8. Hướng dẫn học sinh lựa chọn cành giâm

Hình 9. Hướng dẫn học sinh cách cắt cành giâm

Hình 10. Học sinh nghe giới thiệu về mô hình trồng cây thủy canh động

Hình 11. Học sinh cắt cành cây sống đời cho chiết cành

Hình 12. Hướng dẫn học sinh cách nhúng cành giâm vào dung dịch kích thích ra rễ

Hình 13. Học sinh tỉnh Miyazaki (Nhật Bản) tham quan mô hình trồng dâu tây

thủy canh

Hình 14. Học sinh tỉnh Miyazaki (Nhật Bản) quan sát cây cam thảo, cây sachi tại Vườn thực nghiệm

Hình 15. Thầy Cô và học sinh tỉnh Miyazaki trải nghiệm trái hồng xiêm tại Vườn thực nghiệm

Học sinh tham quan mô hình trồng cây thủy canh tĩnh (cây dâu tây, cây cà chua) và mô hình trồng cây thủy canh động (cây cải kele, cây dâu tây, cây xương cá, cây lưỡi mác và cây thủy cúc). Việc đoán tên các loại cây cũng đã tạo được nhiều tiếng cười sảng khoái cho học sinh. Các con còn hào hứng sau khi sờ, ngửi để đoán giá thể trồng cây thủy canh: vật liệu gì mà vừa nhẹ, vừa cứng, không mùi vậy ta 😊

Hoạt động giảng-dạy trải nghiệm là một trong những điểm mới của Chương trình GDPT mới vừa rèn luyện năng lực cho học sinh, vừa là cơ hội cho sinh viên của Khoa đang đi thực tập Sư phạm tại trường phổ thông cũng như sinh viên đang tham gia NCKH tại bộ môn trau dồi khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường ĐHSPHN.

Hình 16. Học sinh NTT và học sinh Miyazaki chụp ảnh lưu niệm sau buổi trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm của HS NTT không chỉ nâng cao được năng lực giao tiếp và hợp tác khi hoạt động nhóm mà còn hỗ trợ học sinh trau dồi năng lực sáng tạo với sản phẩm là các cành chiết, cốc giâm cành đơm chồi, ra rễ rất xinh xắn. Mong rằng trong những thời gian tới, sẽ có nhiều hoạt động trải nghiệm của HS trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành tại khoa Sinh học nói chung cũng như tại Vườn thực nghiệm khoa Sinh học nói riêng.

* Một số hình ảnh khác của tuần trải nghiệm

 

 

Viết bài: bộ môn Sinh lý học thực vật và Ứng dụng


Source: 
14-03-2023
Tags