SEMINAR SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

Buổi seminar đã thu hút sự chú ý của sinh viên toàn khoa, đặc biệt với các bạn sinh viên K71, K70 bước đầu làm quen với các hướng nghiên cứu khoa học. Đến dự với buổi seminar, về phía khách mời có sự hiển diện của TS. Trương Xuân Cảnh – Viện Khoa học Giáo dục, TS. Hà Văn Dũng – Tạp chí Giáo dục, về phía bộ môn có sự hiển diện của TS. Nguyễn Thị Hằng Nga – Trưởng bộ môn, TS. Đỗ Thành Trung – Giảng viên chính của bộ môn, về phía BCN Khoa có PGS.TS. Trần Thị Thanh Huyền, PGS. TS. Trần Đức Hậu cùng các Thầy cô Cố vấn học tập, Quản lí sinh viên, Trợ lí của Khoa. Đặc biệt, sự có mặt của nghiên cứu sinh Đỗ Thị Chuyên đã làm cho không khí của buổi Tọa đàm thêm đầm ấm.

Mở đầu chương trình buổi Tọa đàm, Thay mặt cho BTC, TS Nguyễn Thị Hằng Nga đã có đôi lời phát biểu, giới thiệu khái quát về các hướng nghiên cứu khoa học giáo dục của bộ môn LL&PPDH. Những lời chia sẻ của cô đã giúp các bạn sinh viên khái quát hóa được các đề tài, hướng nghiên cứu để từ đó định hướng được cho bản thân đề tài nghiên cứu phù hợp.

          Ảnh 1. TS. Nguyễn Thị Hằng Nga phát biểu

Đến với buổi seminar, Thầy Trương Xuân Cảnh – Viện Khoa học Giáo dục đã chia sẻ những thông tin bổ ích về các đề tài nghiên cứu, dự án, đề án nghiên cứu, các hoạt động NCKH tập trung chính vào năm 2021. Các đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ năm 2021 và danh mục đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp bộ năm 2022 liên quan tới khoa học giáo dục. Giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về hướng nghiên cứu này. Đồng thời, thầy cũng mong muốn sinh viên khoa Sinh học cố gắng, nỗ lực để có thể tham gia thực tập và công tác tại Viện Khoa học Giáo dục.

Ảnh 2: Thầy Trương Xuân Cảnh – Viện Khoa học Giáo dục chia sẻ với sinh viên

Để biết cấu trúc tổng quan của một bài báo khoa học, cách đặt tên, xác định nội dung trọng tâm của bài báo khoa học TS. Hà Văn Dũng – Tạp chí Giáo dục đã giới thiệu về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, các số xuất bản của tạp chí giáo dục, các nội dung kiến thức liên quan đến cách viết bài báo khoa học để các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh có thể tiếp cận và tham gia viết bài.

Ảnh 3: TS. Hà Văn Dũng – Tạp chí Giáo dục chia sẻ với sinh viên

Không chỉ vậy, Thầy Đỗ Thành Trung đã chia sẻ về cách lựa chọn đề tài nghiên cứu giáo dục, thông tin về giáo dục STEM. Qua chia sẻ của thầy, đã giúp các bạn sinh viên định hướng, lựa chọn được đề tài nghiên cứu trong tương lai, đồng thời có kế hoạch và lộ trình khi tham gia NCKH Giáo dục.

 

Ảnh 4: TS. Đỗ Thành Trung chia sẻ với sinh viên

Từ những kinh nhiệm tham gia nghiên cứu khoa học, với thành tích NCKH tốt, NCS Đỗ Thị Chuyên đã gửi đến các bạn sinh viên những thông tin hữu ích. Bên cạnh đó, NCS cũng đề cập tới các lộ trình hướng nghiên cứu của bộ môn để có định hướng rõ ràng, tìm kiếm cơ hội học bổng ở các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

Ảnh 5: NCS Đỗ Thị Chuyên chia sẻ

Trong buổi tọa đàm, các bạn sinh viên đã có rất nhiều câu hỏi trao đổi gửi đến các vị khách mời. Từ sự hướng dẫn, giải đáp của các Thầy, Cô, các bạn sinh viên đã giải đáp các thắc mắc trong nghiên cứu khoa học cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu, lấy đó làm bệ đỡ trong suốt hành trình nghiên cứu khoa học của mình.

Buổi seminar đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hy vọng, những chia sẻ của thầy cô, các vị khách mời sẽ giúp cho các bạn sinh viên tích lũy thêm kinh nghiệm, kĩ năng khi tham gia NCKH.

Xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các vị khách mời đã tới và chia sẻ cùng các bạn sinh viên Khoa Sinh học!

Bài và ảnh: CLB Nghiệp vụ sư phạm - Khoa Sinh học


Source: 
26-01-2022
Tags