TÌM KIẾM SỰ BẤT TỬ CỦA CON NGƯỜI CÓ THÀNH CÔNG?

Nghiên cứu chuột tìm thấy enzyme kéo dài cuộc sống

Một nghiên cứu mới đây trên chuột đã phát hiện ra "con đường chưa từng được biết đến liên quan tới sự lão hóa". Một loại protein lưu thông từ máu của những con chuột non đã dẫn đến sự cải thiện sức khỏe và cho thấy những dấu hiệu trẻ hóa rõ rệt khi các nhà nghiên cứu thử nghiệm trên chuột già.

Hình 1.Các nhà khoa học đã tìm thấy một loại enzyme có thể có đặc tính chống lão hóa ở người giống như ở chuột

Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/325477.php#1

Rụng tóc, nếp nhăn, giảm khả năng vận động, giảm khả năng nhìn, hay những thay đổi cơ thể tiềm ẩn là đặc trưng cho quá trình lão hóa. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các thay đổi này là mất một loại "nhiên liệu" giúp cơ thể khỏe mạnh - gọi là nicotinamide adenine dinucleotide (NAD). NAD đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, sửa chữa DNA, lão hóa và tuổi thọ. Tuy nhiên, theo thời gian, các tế bào lão hóa khó tạo ra năng lượng nói chung và NAD nói riêng.

Trong quá trình tạo năng lượng, có s liên quan của  một thành phần quan trọng khác- một loại enzyme gọi là eNAMPT. Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng việc lấy eNAMPT từ máu của những con chuột trẻ và đưa nó vào những con chuột già giúp tăng mức độ NAD và ngăn chặn sự lão hóa.

Những phát hiện này được đăng tải trên tạp chí Cell Metabolism tháng 6 năm 2019 bởi Giáo sư  Shin-ichiro Imai và cộng sự tại Đại học Y Washington ở St. Louis.

Hình 2. Shin-ichiroImai- Tác giả chính của nghiên cứu

Nguồn ảnh: https://sum.vn/76dEs

Vai trò của NAD và eNAMPT trong sự lão hóa

Giáo sư Imai và các đồng nghiệp đã cho biết những tác dụng có lợi của eNAMPT trong nghiên cứu trên chuột. Họ đã chỉ ra rằng nồng độ protein (eNAMPT) tuần hoàn tăng đã cải thiện tình trạng kháng insulin, tăng chất lượng giấc ngủ, cải thiện khả năng vận động và chức năng nhận thức ở những con chuột già.

"Chúng tôi nghĩ rằng cơ thể có rất nhiều hệ thống dự phòng để duy trì mức độ NAD thích hợp bởi vì nó rất quan trọng". Tiến sĩ Imai nói.

NAD chắc chắn suy giảm theo tuổi tác, cho dù là giun, ruồi giấm, chuột hay con người, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến việc tìm kiếm các biện pháp can thiệp chống lão hóa bằng cách duy trì mức NAD khi chúng ta già đi.

Hình 3. Khái niệm ban đầu về mạng lưới  NAD.20. Đây là một mạng lưới quy định có hệ thống, kết nối cơ bản sự trao đổi chất NAD + nhịp sinh học và kiểm soát lão hóa và tuổi thọ ở động vật có vú

Nguồn: https://sum.vn/lmil6

Nghiên cứu kỹ quá trình tạo NAD, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng vùng dưới đồi - vùng não chịu trách nhiệm điều chỉnh các quá trình trao đổi chất, nhiệt độ, khát, đói và chu kỳ đánh thức giấc ngủ - tạo ra NAD bằng enzyme eNAMPT. Vùng dưới đồi cũng rất quan trọng đối với quá trình lão hóa .

eNAMPT kéo dài tuổi thọ thêm 16%

Trong nghiên cứu mới đây, Giáo sư Imai và nhóm nghiên cứu giải thích rằng eNAMPT theo đường máu đã được vận chuyển đến não trong các túi ngoại bào. Thực tế này đúng cho cả chuột và người. Nhóm nghiên cứu cũng tiết lộ rằng mức độ eNAMPT trong máu giảm khi già đi, do đó, nó ít đi đến vùng dưới đồi của não. Đổi lại, vùng dưới đồi ngừng hoạt động bình thường, rút ​​ngắn tuổi thọ. Trong bài báo đăng trên tạp chí Cell Metabolism, các nhà khoa học cho thấy mức độ eNAMPT tỷ lệ thuận với thời gian chuột sống.

Nhóm chuột già nhận được eNAMPT đã sống ít nhất 1.029 ngày, tương đương 2,8 năm, trong khi nhóm đối chứng được nhận dung dịch muối chỉ tồn tại được 881 ngày, tương đương 2,4 năm.

Nhìn chung, việc sử dụng eNAMPT giúp những con chuột già tăng tuổi thọ 16%. “Chúng tôi rất ngạc nhiên bởi sự khác biệt đáng kể giữa những con chuột già đã nhận được eNAMPT của chuột non và chuột già đã nhận được nước muối ở lô đối chứng”. Giáo sư Imai bình luận. “Đây là những con chuột già không có biến đổi gen đặc biệt và khi được bổ sung eNAMPT, hành vi chạy trên bánh xe, kiểu ngủ và ngoại hình của nó – lông dày hơn, sáng hơn - giống với chuột non”.

Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa với con người?

“Chúng tôi đã tìm thấy một con đường hoàn toàn mới hướng tới làm tăng sức khỏe tuổi già", Giáo sư Imai cho biết thêm. "Rằng chúng ta có thể lấy eNAMPT từ máu của những con chuột non và đưa nó cho những con chuột già và thấy rằng những con chuột già có sự cải thiện rõ rệt về sức khỏe như tăng hoạt động thể chất và ngủ ngon hơn – đây là điều đáng chú ý”.

Các nhà nghiên cứu nói rằng các nghiên cứu trong tương lai nên kiểm tra xem mức độ eNAMPT có tương quan với các bệnh liên quan đến lão hóa hoặc tuổi thọ của người hay không.

“Chúng tôi có thể dự đoán, với độ chính xác đáng ngạc nhiên, những con chuột sẽ sống được bao lâu dựa trên mức độ lan truyền eNAMPT của chúng” Tiến sĩ Imai nói. “Chúng tôi chưa biết liệu mối liên hệ này có ở người hay không, nhưng điều đó cho thấy rằng vai trò của eNAMPT nên được nghiên cứu thêm để xem liệu nó có thể được sử dụng như một marker sinh học tiềm năng của sự lão hóa hay không”.

Chúng ta hãy cùng theo dõi những bước tiến tiếp theo của nhóm nghiên cứu, và mong đợi vào một tương lai không xa về sự bất tử của con người!!!

CLB SINH HỌC

(Theo MedicalNewsToday)


Source: 
15-11-2019
Tags