TRUNG TÂM SINH HỌC THỰC NGHIỆM VÀ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ SINH HỌC

1. Giám đốc Trung tâm: PGS.TS. Bùi Minh Hồng

2. Địa chỉ:  Vườn Thực vật, Nhà A3, Khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

E-mail: hongbm@hnue.edu.vn

Website:

3. Năm thành lập: 1986

Ảnh 1. Cán bộ của trung tâm

 

4. Giám đốc qua các thời kỳ

  • Năm 1986 -2015: Nguyễn Lân Hùng
  • Năm 2015 - nay: PGS.TS.Bùi Minh Hồng

5. Các cán bộ của Trung tâm:

TT Họ và tên Chức vụ Nơi công tác
1 PGS.TS. Bùi Minh Hồng Giám đốc ĐHSPHN
2 Nguyễn Lân Hùng Cán bộ ĐHSPHN
3 PGS. TS. Trần Thị Thanh Huyền Cán bộ ĐHSPHN
4 TS. Trần Khánh Vân Cán bộ ĐHSPHN
5 Th.S. Nguyễn Đức Hùng Cán bộ ĐHSPHN
6 Th.S. Trần Nam Hải Cán bộ ĐHSPHN
7 CN. Lê Thị Tuyết Mai Cán bộ ĐHSPHN
8 CN. Ngô Văn Phương Cán bộ ĐHSPHN
9 CN. Nguyễn Phương Thảo Cán bộ ĐHSPHN
6. Chức năng, nhiệm vụ:
  • Tổ chức đào tạo các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về các lĩnh vực Sinh học, Công nghệ sinh học và bảo vệ Môi trường... theo yêu cầu người học.
  • Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài, dự án trong nước và quốc tế, và dịch vụ về khoa học công nghệ trong các lĩnh vực chuyên môn của Trung tâm.
  • Tạo địa bàn rèn nghề, thực hành, thực tế cho sinh viên trong trường.
  • Tổ chức các hoạt động liên kết về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ đối với các đơn vị trong và ngoài trường.
  • Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi phục vụ cho sản xuất ở các lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp chất lượng cao, an toàn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  • Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo theo yêu cầu của Nhà trường.
  • Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được nhà trường giao; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Trường để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

7. Các lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm của Trung tâm

Trung tâm có chức năng nghiên cứu cơ bản và ứng dụng các thành tựu khoa học thuộc lĩnh vực sinh học, ứng dụng và chuyển giao Khoa học Công nghệ thuộc lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Công nghệ sinh học và Bảo vệ môi trường để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội và tạo địa bàn nghiên cứu khoa học, rèn nghề, thực hành, thực tập cho cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học và sinh viên trong và ngoài trường.

8. Các kết quả tiêu biểu đạt được của Trung tâm:

- Về đào tạo các cán bộ khoa học và nghiên cứu khoa học:

Trung tâm phối hợp với Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đào tạo Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ sinh học chuyên ngành Động vật học và sinh học thực nghiệm. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã chủ trì thực hiện và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu trên các lĩnh vực Nông, Lâm nghiệp ở miền Bắc, miền Trung Việt Nam:

-Tài liệu khoa học, bài báo đã công bố trong nước và quốc tế:

  1. Một số đặc điểm sinh học sinh thái của bọ rùa tám chấm Harmonia octomaculata (Fabricius, 1781) (Coccinellidae: Coleoptera). Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Tập 60,số. 4, tr. 87-91.
  2. Một số Enzyme giới hạn sử dụng trong phân tách các loài đồng hình thuộc phức hợp muỗi  Anopheles maculatus ở xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6, Nhà xuất khoa học tự nhiên và Công nghệ 10/2015, tr. 563 – 567.
  3. Nghiên cứu thành phần và số lượng cá thể của các loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae (Lepidoptera) ở Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6, Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và Công nghệ 10/2015, tr. 568 – 572.
  4. The cicada tribe Platypleurini Schmidt, 1918 (Hemiptera: Cicadidae) from VietNam, with key to species  Proceeding of the 6th  National coference on Ecology and Biological resources (21 st October, 2015 (ISBN 978- 604- 913-608- 408-1), NXB khoa học tự nhiên và Công nghệ 10/2015, tr. 309 – 314.
  5. Nghiên cứu xác định một số loài đồng hình thuộc phức hợp muỗi Anopheles maculatus ở xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận bằng kỹ thuật PCR – RFLP. Tạp chí khoa học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 31, số 4, (2015), tr. 39-44
  6. Nghiên cứu biến động thành phần loài côn trùng và nhện hại trên cây nhãn tại huyện Kinh Môn, Hải Dương. Tạp chí khoa học Công nghệ, Đại học Tây Bắc, tập 31, số 4, (2016), tr.23-31.
  7. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter (Miridae: Hemiptera). Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Tập 61, số 4, 93 – 99, 2016
  8. Nghiên cứu đa dạng các loài bướm đêm thuộc họ Saturniidae ở Mẫu Sơn,Lộc Bình,Lạng Sơn. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 2, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội 5/2016, tr. 359 – 365.
  9. Một số đặc điểm hình thái và khả năng ăn rệp ngô của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis,1826 (Staphylinidae:Coleoptera). Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 2, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội 5/2016, tr. 354 – 358.
  10. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus (Phanzer, 1797) và tìm hiểu sự gia tăng quần thể nuôi bằng thức ăn nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Tạp chí khoa học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 32, số 2, 2016, tr.15-21
  11. The cicada genus Macrosemia Kato, 1925 (Hemiptera: Cicadidae) from Vietnam, with the description of a new species and key to species. Tạp chí Sinh học 2016, 38(3):316-323. DOI: 10.15625/0866-7160/v38n3.6632
  12. Một số đặc diểm sinh học và tập tính của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis, 1826 (Staphylinidae: Coleoptera). Tạp chí khoa học Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 158, số 13, (2016), tr.103- 108. ISSN 1859 – 2127.
  13. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái bọ rùa Propylea japonica Thunberg,1781 (Coleoptera: Coccinellidae). Hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 9. Nhà xuất bản Nông nghiệp 4/2017, tr. 113 – 122.
  14. Đặc điểm sinh học của loài bọ chân chạy đuôi cánh 2 chấm vàng Chlaenius posticalis Motschulsky (Carabidae: Coleoptera) Hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 9. Nhà xuất bản Nông nghiệp 4/2017, tr.25 – 31.
  15. Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố của một số họ thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) ở xung quanh vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội. Hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 9. Nhà xuất bản Nông nghiệp 4/2017, tr. 104 – 112.
  16. Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố của một số loài bọ xít (Hemiptera) ở vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 7, Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và Công nghệ 10/2017, tr. 743 – 748.
  17. Đặc diểm sinh học sinh thái loài sâu cắn lá nõn ngô Mythimna loreyi (Duponchel,1827) (Lepidoptera: Noctuidae) tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2016. Tạp chí khoa học Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 171, số 11, (2017), tr.99- 104. ISSN 1859 – 2171.
  18. Đặc điểm hình thái và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, phát triển sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis (Guenée, 1854) (Lepidoptera: Crambidae). Tạp chí khoa học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 34, số 1, (2018), tr. 1-8.
  19. Đặc điểm phát triển cá thể của sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis (Guenée, 1854) (Lepidoptera: Crambidae) ở giống ngô nếp HN88 và giống ngô tẻ LVN4. Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, tập 3, số 63, (2018), tr. 125-132
  20. Đa dạng thành phần loài côn trùng ở khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội 5/2018, tr. 74 – 82.
  21. Thành phần loài ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội 5/2018, tr. 650 – 658.
  22. Thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địch trên cây ổi tại Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí khoa học Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 187, số 11, (2018), tr.63- 69. ISSN 1859 – 2171.
  23. Đa dạng thành phần loài bướm đêm (Lepidoptera) ở vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 3 (2018) 64-74
  24. Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ, cây chủ đến phân bố của các loài bọ rùa bắt mồi (Coleoptera: Coccinellidae) trên cây trồng ở vùng Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Tập 64, số 10 A, 10/2019, tr 65-72.
  25. Biến động thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địch trên cây hoa hồng ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Tập 64, số 10 A, 10/2019, tr 73 – 81.

9. Các cơ quan, tổ chức liên kết hợp tác:

  • Khoa Nông nghiệp Đại học Chang Mai Thaland
  • Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Viện Công nghệ Sinh học

Ảnh 2. Trung tâm tiến hành chuyển giao sản phẩm công nghệ

Ảnh 3. Hoạt động hợp tác quốc tế của trung tâm

Ảnh 4. Mô hình nuôi dế Ảnh 5. Nuôi ba ba giống
Ảnh 6. Trồng lan quy mô công nghiệp Ảnh 7. Trồng cà chua trên giá thể hữu cơ

Source: 
27-08-2021
Tags