1. Phó Giám đốc Trung tâm: TS. Đào Văn Tấn
2. Địa chỉ: Phòng 407 nhà V, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, số 136 Xuân Thủy Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024)39953875
E-mail: tuanms@hnue.edu.vn
Website: http://www.mangrovesvn.org.vn
3. Năm thành lập: 1987
4. Giám đốc qua các thời kỳ
- Năm 1987-2007: GS.TSKH. Phan Nguyên Hồng
- Năm 2007 - 2022: PGS.TS Mai Sỹ Tuấn
5. Các cán bộ của Trung tâm
TT |
Họ tên |
Trình độ |
Chuyên ngành |
|
TT |
Họ tên |
Trình độ |
Chuyên ngành |
1 |
Phan Nguyên Hồng |
GS. TSKH |
Sinh thái học |
|
8 |
Phạm Hồng Tính |
TS |
Sinh thái học |
2 |
Mai Sỹ Tuấn |
PGS. TS |
Sinh thái học |
|
9 |
Vũ Thục Hiền |
ThS |
Khoa học môi trường |
3 |
Nguyễn Hoàng Trí |
GS. TS |
Sinh thái học |
|
10 |
Nguyễn Xuân Tùng |
ThS |
Sinh thái học |
4 |
Trần Văn Ba |
PGS. TS |
Sinh thái học |
|
11 |
Phan Hồng Anh |
CN |
Khoa học môi trường |
5 |
Lê Xuân Tuấn |
TS |
Sinh thái học |
|
12 |
Phan Thị Minh Nguyệt |
CN |
Tài chính |
6 |
Nguyễn Đức Tuấn |
Th.S. CVC |
Thực vật học |
|
13 |
Trần Minh Phượng |
CN |
Giao dục Môi trường |
7 |
Đào Văn Tấn |
TS |
Hoá sinh |
|
14 |
Quan Thị Quỳnh Dao |
CN |
Ngôn ngữ Anh |
6. Chức năng, nhiệm vụ
- Thực hiện các dự án quốc gia, quốc tế liên quan đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, quản lý các vùng ven biển và hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong một số dự án, đề tài nghiên cứu khoa học;
- Tư vấn kỹ thuật cho các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam để chuẩn bị, thực hiện và đánh giá các dự án trồng rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển;
- Cung cấp tài liệu giáo dục cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý địa phương, nông dân và ngư dân về sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường vùng ven biển với sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ;
- Tổ chức các lớp tập huấn cho cộng đồng, người dân ven biển về vai trò của rừng ngập mặn, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng ngập mặn;
- Tham gia một số tổ chức quốc tế và khu vực để nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau liên quan tới hệ sinh thái ven biển;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế với sự hợp tác của các tổ chức, đơn vị trong nước và quốc tế.
7. Các lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm của Trung tâm
- Nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ về hệ sinh thái rừng ngập mặn và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng ngập mặn
- Dịch vụ khoa học công nghệ:
+ Tư vấn chuyển giao công nghệ, tư vấn đánh giá tác động môi trường, tham gia đào tạo, hợp tác quốc tế về hệ sinh thái rừng ngập mặn
+ Tư vấn về quy hoạch, chính sách, chiến lược về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vùng ven biển
+ Sản xuất thử nghiệm các giống cây trồng phòng hộ ven biển từ kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ
- Thực hiện việc xác định, phân tích, xử lý đánh giá đa dạng sinh học và chất lượng môi trường các vùng đất ngập nước ven biển.
8. Các kết quả tiêu biểu đạt được của Trung tâm:
- Về đào tạo các cán bộ khoa học có trình độ trên đại học:
- Trung tâm phối hợp với Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ sinh học (chuyên nganh Sinh thái học) liên quan đến hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đến nay, Trung tâm đã phối hợp đào tạo được 48 thạc sĩ, 9 tiến sĩ về Sinh thái học rừng ngập mặn.
- Bên cạnh đó, Trung tâm đã cử 20 lượt cán bộ đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ ở nước ngoài như Nhật Anh, Australia, và rất nhiều lượt cán bộ, học viên, nghiên cứu sinh tham gia tập huấn ngắn hạn tại Ấn Độ, Canada, Thuỵ Điển, Thái Lan, Hồng Kông, Malaixia….
- Về nghiên cứu khoa học:
Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã chủ trì thực hiện 04 đề tài cấp Nhà nước, 06 đề tài cấp Bộ và 16 đề tài, dự án hợp tác quốc tế. Đặc biệt, hiện nay và trong những năm tới đây, Trung tâm đang tham gia thực hiện rất tích cực trong các dự án phục hồi rừng ngập mặn ứng phó biến đổi khí hậu. Cụ thể:
- Giao đoạn 2020 - 2024: dự án Trồng mới rừng ngập mặn tại thị xã Kỳ Anh (giai đoan 1) thuộc Trồng mới, phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn ven biển ứng phó với biến dổi khí hậu các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh; (chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh).
- Giai đoạn 2018 - 2024: dự án Trồng rừng ngập mặn tại xã Thạch Môn, Thạch Hạ thành phố Hà Tĩnh (chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh).
- Ngoài ra, nhiều cán cán bộ của Trung tâm làm thành viên tư vấn về hệ sinh thái, quản lý, bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn cho các cơ quan tổ chức trong nước và quốc tế như: IUCN, CIFOR, USFS…
- Về chủ trì tổ chức các hội thảo quốc gia và quốc tế:
Đến này, Trung tâm đã tổ phối hợp với các tổ chức, viện nghiên cứu và trường đại học trong nước và quốc tế (như FAO, ISME/ITTO, UNESCO, IUCN, JRC/IGES, DRC, ACTMANG, GENDASTOSHO, CIFOR, USFS, Đại học Kyoto, United Union University…) tổ chức 15 hội thảo quốc gia và quốc tế về bảo tồn, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn; quản lý, bảo tồn và sử dụng dụng bền vững các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển; thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu…
- Tài liệu khoa học, bài báo đã công bố trong nước và quốc tế:
Trung tâm đã tổ chức xuất bản 15 tuyển tập hội thảo, sách ở trong nước và phối hợp xuất bản 8 cuốn sách ở nước ngoài bằng tiếng Anh (FAO, ISME/ITTO, UNESCO, JRC/IGES, Đại học Kyoto, GENDASTOSHO, United Union University…). Một số sách tiêu biểu như:
- Rừng ngập mặn Việt Nam - Kỹ thuật trồng chăm sóc và bảo vệ, 1997. Phan Nguyên Hồng (chủ biên). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 88 trang.
- Rừng ngập mặn Việt Nam, 1999. Phan Nguyên Hồng (chủ biên). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 205 trang.
- Sinh Thái học rừng ngập mặn, 1999. Nguyễn Hoàng Trí. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 272 trang.
- Thực vật Rừng ngập mặn Việt Nam, 1996 Nguyễn Hoàng Trí. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 79 trang.
- Mangroves of Vietnam. Phan Nguyen Hong, Hoang Thi San - IUCN - Bangkok.1993: 186 pages.
- Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Ho Chi Minh City. Nguyen Hoang Tri, Phan Nguyen Hong, Le Trong Cuc (eds.). APH - Hanoi 2000: 43 pages.
- Mangrove ecosystem in the Red River Coastal Zone: Biodiversity, Eology, Scio-economics, Management and Education. Phan Nguyen Hong (ed.) Sponsored by Nagao Natural Environment Foudation (NEF), Japan. Agricultural Publishing House, Hanoi, 2004: 508pages.
- The role of mangrove and coral reef ecosystems in natural disaster and coastal life improvement. Phan Nguyen Hong (ed.). Sponsored by IUCN. Agricultural Publishing House, Hanoi, 2004: 385 pages.
- Bên cạnh đó, các cán bộ của Trung tâm cũng đã xuất bản hàng trăm bài báo trên các tạp chí, hội nghị khoa học trong nước và quốc tế. Trong đó có 10 bài báo đăng trên các tạp chí ISI/Scopus.
9. Các cơ quan, tổ chức liên kết hợp tác:
- ACTMANG (Tổ chức hành động phục hồi rừng ngập mặn Nhật Bản)
- ISME (Hiệp hội Hệ sinh thái rừng ngâp mặn quốc tế)
- US Forest Service (Cơ quan lâm nghiệp Hoa Kỳ)
- IUCN (Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế)
- DRC (Hội chữ thập đỏ Đan Mạch)
- JRC (Hội chữ thập đỏ Nhật Bản)
- Các trường: Đại học Ehime, Đại học Chiba (Nhật Bản), Đại học Marseille (Pháp), Đại học Nairobi (Kenya), Đại học Annamalai (Ấn Độ), Đại học Yale (Hoa Kỳ).
Một số hình ảnh về hoạt động của Trung tâm
Hình 1. Trung tâm phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức hội thảo khoa học về rừng ngập mặn
Hình 2. Trao đổi khoa học về sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn với các nhà khoa học Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn Trung Quốc
Hình 3. Các thiết bị nghiên cứu hiện đại đánh giá phát thải khí nhà kinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn
Hình 4. Cán bộ Trung tâm hướng dẫn sinh viên lấy mẫu nghiên cứu trầm tích rừng ngập mặn
Hình 5. Cán bộ Trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn
Hình 6. Cán bộ Trung tâm tư vấn giám sát hoạt động trồng rừng ngập mặn
Hình 7. Cán bộ Trung tâm nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn khảo sát hệ sinh thái ven biển tỉnh Bến Tre, năm 1979