Vườn quốc gia Tam Đảo (VQG) Tam Đảo trải dài từ 21021’’ đến 21042’’ vĩ độ Bắc và 105023’’ đến 105044’’ kinh độ Đông. Vườn nằm trên địa phận 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Đây là dãy núi dài hơn 80km chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Trung tâm VQG cách Thủ đô Hà Nội 75km về phía Tây Bắc, cách thành phố Vĩnh Yên 13km về phía Bắc. Diện tích quy hoạch của VQG hiện nay là 34.995ha. Ranh giới của vườn được xác định từ độ cao 100m so với mặt nước biển trở lên và chia thành 3 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (17.295ha) nằm ở độ cao 400m trở lên, trừ thị trấn Tam Đảo. Phân khu phục hồi sinh thái (15.398ha). Phân khu nghỉ mát, du lịch (2.302ha) nằm ở sườn Tây Bắc Tam Đảo.
Hệ thực vật rừng của Tam Đảo có một số kiểu rừng chính: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình; Kiểu rừng lùn trên đỉnh núi và một số kiểu phụ khác. Hiện đã thống kê được 1436 loài thực vật thuộc 741 chi trong 219 họ của 6 ngành thực vật. Về động vật đã thống kê được 1141 loài thuộc 150 họ, 39 bộ. Cụ thể lớp Chim (239 loài), lớp Động vật có vú (70 loài), lớp Bò sát (124 loài), lớp Lưỡng cư (57 loài), lớp Côn trùng (651 loài).
Hình ảnh đại diện trong logo của VQG Tam Đảo là hình ảnh 3 đỉnh núi Tam Đảo (Thiên Thị, Thạch Bàn, Phù Nghĩa) và loài Cá cóc tam đảo hay còn gọi là Cá cóc bụng hoa có tên khoa học làParamesotriton deloustali.
VQG Tam Đảo là một trong 30 VQG của Việt Nam được hình thành khá sớm và trực thuộc sự quản lý của Bộ NN&PTNT. Vườn có hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều loài đặc hữu, quý, hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen và giá trị kinh tế. Điều thuận lợi với các đoàn sinh viên đến thực tập tại vườn là ngay ở độ cao hơn 900m giữa trung tâm vườn có một thị trấn du lịch với đầy đủ các dịch vụ lưu trú, ăn nghỉ thuận lợi cho các đoàn với số lượng lớn.
Với sinh viên Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm thì đợt thực tập này là một cơ hội giúp các em có điều kiện học tập ngay ngoài thực địa. Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các kiến thức đã học trên lớp để nhận diện đặc điểm phân loại của các loài động, thực vật hoang dã ở đây, các em còn học hỏi được những kinh nghiệm để tồn tại, sống sót ngoài thiên nhiên. Những kiến thức, kỹ năng cơ bản như leo núi, vượt thác, cách chống vắt, cách thu mẫu, quan sát, ghi chép, xử lý mẫu. Đợt thực tập cũng giúp các em nhận thấy tác động mạnh mẽ của con người lên các hệ sinh thái tự nhiên. Với mỗi bạn sinh viên Khoa Sinh học, đi thực địa là khổ, đặc biệt là nghiên cứu về động vật. Bởi lẽ, sáng đi, chiều đi, tối cũng phải đi nghiên cứu ếch nhái, bò sát, soi đèn bẫy côn trùng… nói chung là phải đi nhiều. Tuy vậy, vượt lên cái mệt đó lại là những tiếng cười sảng khoái của những kỉ niệm đẹp trong chuyến thực tập để đời này. Sẽ khó có lại một bữa ăn gần 200 người, đói, đạm bạc, nhưng vui. Sẽ không dễ có dịp được đi lại lên đỉnh Rùng rình cao chót vót, lên đồi Thông đầy vắt như chông cắm, hay đổ đèo qua đồi su su xanh mướt để xuống suối leo ngược vách đá lên Thạc Bạc trên cao. Cũng sẽ khó có dịp cùng thầy cô ngồi quan sát định loại rất nhiều loài động, thực vật hoang dã vừa quen, vừa lạ với nhiều sự lý thú. Nhưng đây cũng là dịp hiếm trong 4 năm ở trường đại học, các bạn sinh viên lại được cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn, vất vả để hoàn thành tốt đợt thực tập. Hy vọng những bài học ngoài tự nhiên sẽ hữu ích cho các em trong những bước đường đi sắp tới. Những hình ảnh minh họa cho đợt thực tập nghiên cứu thiên nhiên hè năm 2012 dưới đây phần nào gợi lại những kỉ niệm khó quên về thời gian ở VQG Tam Đảo của các bạn sinh viên.

Bữa ăn sau mỗi hành trình đi rừng, đạm bạc nhưng vui
Niềm vui khi chinh phục được đỉnh núi Rùng rình

Niềm vui của tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng nỗ lực chinh phục thiên nh

Niềm vui của tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng nỗ lực chinh phục thiên nhiên

Học phân tích, xử lý, đinh loại mẫu ếch nhái, bò sát

Học phân tích, xử lý, định loại mẫu côn trùng

Hành trình khám phá Tam Đảo

Phút thư giãn trên đường leo lên Tháp truyền hình.

Không phải lúc nào cũng có cơ hội ngắm con rắn đẹp như thế này.

Đây là loài lưỡng cư có đuôi được dùng làm biểu tượng của VQG Tam Đảo