|
Văn phòng hợp tác
Hội động vật học Frankfurt và Khoa Sinh-Môi trường
Địa chỉ: 459 Tôn Đức Thắng, Tp Đà Nẵng
Phone: 0511 3733292
Website: https://fzs.org/en/
|
KẾ HOẠCH DỰ KIẾN KHÓA TẬP HUẤN
BẢO TỒN THÚ LINH TRƯỞNG VIỆT NAM NĂM 2018
Khóa tập huấn Bảo tồn thú linh trưởng Việt Nam năm 2018 được tổ chức bởi Hội động vật học Frankfurt (CHLB Đức) tại Việt Nam phối hợp với Khoa Sinh- Môi trường, Trường ĐH Sư Phạm, ĐH Đà Nẵng tổ chức
1. Mục đích
Mục đích của khóa tập huấn nhằm xây dựng năng lực cho các nhà bảo tồn trẻ, đặc biệt tập trung vào bảo tồn thú linh trưởng tại Việt Nam. Tăng cường các kỹ năng nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn cho sinh viên qua việc cung cấp các kiến thức về bảo tồn thú linh trưởng và các kỹ thuật nghiên cứu ngoài thực địa.
2. Thời gian và địa điểm:
Thời gian khóa tập huấn diễn ra trong vòng 9 ngày từ 15/9/2018 – 23/9/2018 trong đó:
- 3 Ngày học lý thuyết (15,16/9 và 23/9/2018) tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng
- 6 ngày học thực địa (17/9-22/9) tại VQG Kon Ka Kinh
Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng và VQG Kon Ka Kinh.
3. Thành phần tham gia
20 Sinh viên các trường ĐH trên cả nước, ưu tiên sinh viên chuyên ngành Sinh học, Quản lý Tài nguyên – Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Lâm nghiệp.
Giảng viên khóa tập huấn
- TS. Hà Thăng Long – Hội ĐVH Frankfurt
- Mr Mr. Tilo Nadler – Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương
- Chi cục kiểm lâm Tp Đà Nẵng
Cùng các cán bộ Hội động vật học Frankfurt, Trung tâm Đa dạng sinh học nước Việt xanh (GreenViet), cán bộ VQG Kon Ka Kinh, Khoa Sinh – Môi trường, ĐHSP- ĐH Đà Nẵng.
4. Nội dung khóa tập huấn
Khóa tập huấn gồm 2 phần học ( 3 ngày học lý thuyết và 6 ngày thực địa).
+ Phần lý thuyết
(1) Giới thiệu về đa dạng thú linh trưởng thế giới và Việt Nam
(2) Các mối đe dọa đến thú linh trưởng Việt Nam và Pháp luật bảo vệ ĐVHD
(3) Tập tính của linh trưởng và các phương pháp nghiên cứu habitat của linh trưởng,
(4) Phương pháp phân tích dữ liệu; Phương pháp truyền thông bảo tồn.
Phương pháp sử dụng
(1) Thuyết trình
(2) Làm việc nhóm
(3) Tranh biện (debate)
(4) Trò chơi nhận dạng
+ Phần thực hành
Sinh viên có chuyến thực địa tại VQG Kon Ka Kinh
Phần thực hành bao gồm:
(1) Các vấn đề bảo tồn Voọc Chà vá chân xám tại VQG Kon Ka Kinh
(2) Các phương pháp nghiên cứu thực địa về thú linh trưởng
ü Nghiên cứu về mật độ quần thể
ü Sử dụng GPS trong theo dõi và xác định bản đồ khu vực phân bố của linh trưởng
ü Nghiên cứu sinh thái của loài Voọc Chà vá chân xám
(3) Sử dụng các thiết bị thực địa, phương pháp thu mẫu, bảo quản các mẫu thực vật, nghiên cứu habitat.
(4) Học viên thực hành các kỹ năng phỏng vấn cộng đồng địa phương, kiểm lâm, thợ săn…để thu thập thông tin về phân bố linh trưởng, vai trò và tác động của cộng đồng địa phương trong bảo tồn đa dạng sinh học.
5. Quyền lợi của học viên
+ Học viên sẽ có cơ hội được học tập, tăng cường kỹ năng nghiên cứu thực địa và truyền thông bảo tồn. Tiếp cận phương pháp học tập và nghiên cứu mới trong giáo dục bảo tồn thiên nhiên
+ Học viên sẽ được trao chứng chỉ sau khóa tập huấn
+ Học viên được hỗ trợ sổ, bút ghi chép, áo đồng phục, chi phí đi lại, ăn uống và phòng ở trong thời gian đi điều tra thực địa ở VQG Kon Ka Kinh.
+ Kết thúc khóa tập huấn, học viên có thể xây dựng đề tài nghiên cứu về thú linh trưởng tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Hôi động vật học Frankfurt sẽ hỗ trợ chi phí cho các đề tài đáp ứng được yêu cầu đề ra. Ưu tiên các đề tài viết theo nhóm.
6. Hồ sơ và thời hạn đăng ký
Hồ sơ bao gồm:
1. Lý lịch (Curriculum Vitae – CV)
2. Bài viết giới thiệu bản thân – (Personal Statement - PS)
Ngôn ngữ tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Hạn cuối gửi hồ sơ đăng ký trước ngày 5/9/2018. Hồ sơ đăng ký gửi về địa chỉ email: kimyen.07csm@gmail.com với tiêu đề “Đăng ký khóa tập huấn bảo tồn thú linh trưởng Việt Nam 2018”
Thông tin liên hệ: Ths. Nguyễn Thị Kim Yến, Điều phối hoạt động Văn phòng Hợp tác HĐVH Frankfurt – Khoa Sinh Môi trường, ĐH Sư Phạm, ĐH Đà Nẵng. ĐT: 01667236291