Các thành viên Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp gồm có PGS.TS. Bùi Minh Hồng, PGS.TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn, PGS.TS.Trần Thị Thanh Bình, PGS.TS. Trần Đức Hậu, và 2 sinh viên báo cáo cùng sự cổ vũ nhiệt thành của các bạn sinh viên cùng K70, các em sinh viên K71, K72, K 73 và các anh chị học viên, NCS, gia đình, người thân và bạn bè tham dự tạo động lực cho 2 sinh viên báo cáo khóa luận thành công rực rỡ.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thư với tên đề tài” Nghiên cứu thành phần bướm ngày (Lepidoptera: Rhopalocera) tại xã Cổ Lũng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá” đã xác định được 73 loài bướm ngày (Rhopalocera: Lepidoptera). Trong đó, họ Nymphalidae có số lượng giống và loài lớn nhất (26 giống, 37 loài) và họ Riodinidae có số lượng giống và loài thấp nhất (1 giống, 1 loài), đề tài cũng chỉ ra được biến động thành phần loài bướm ngày (Rhopalocera: Lepidoptera) ở các sinh cảnh tại xã Cổ Lũng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Bá Thước, Thanh Hóa có sự khác nhau giữa các loài, các họ. Sinh cảnh rừng tự nhiên có số loài nhiều nhất (42 loài), sinh cảnh ven suối và trảng cỏ, cây bụi có số loài thấp nhất (18 loài), không có sự khác nhau về phân bố các loài ở mùa khô và mùa mưa. Đặc biệt đề tài đã xây dựng được mã QR code (Quick response code) nhận diện nhanh các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, phân bố, vai trò của 21 loài bướm ngày (Rhopalocera: Lepidoptera) phổ biến được sử dụng làm dược liệu. trang trí, chỉ thị sinh thái môi trường và du khách quan sát ở các sinh cảnh tại xã Cổ Lũng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Bá Thước, Thanh Hóa.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Hương Giang với tên đề tài” “Định loại và mô tả giống cá Bống đá Rhinogobius Gill, 1859 ở Khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu, tỉnh Tuyên Quang” đề tài đã mô tả hình thái ngoài, số đo, số đếm, đường cảm giác của 6 loài cá Bống đá Rhinogobius cf. boa, Rhinogobius similis, Rhinogobius douspilus, Rhinogobius honghensis, Rhinogobius cf. sulcatus và Rhinogobius sp. của giống Rhinogobius ở Khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu (KBTTN), Tuyên Quang”,
Các kết quả nhiên cứu của 2 đề tài đây là các hướng nghiên cứu của Bộ môn như nghiên cứu Đa dạng động vật, thành phần loài, phân bố, nghiên cứu khoa học cơ bản kết hợp với nghiên cứu ứng dụng. Nội dung của báo cáo có phương pháp nghiên cứu rõ ràng, cụ thể, đảm bảo, có độ tin cậy cao. là những nghiên cứu khởi đầu hành trang mới của sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường
Trong quá trình sinh viên thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp ở Bộ môn Động vật học đã tạo cho sinh viên tính kiên nhẫn, biết được phương pháp nghiên cứu khoa học, vượt qua khó khăn để thực hiện các ý tưởng nghiên cứu của mình và mở rộng khả năng nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ ngay sau khi tốt nghiệp. Buổi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp sớm thành công rực rỡ để lại nhiều kỉ niệm đẹp, hai sinh viên Nguyễn Thị Thư, Trần Thị Hương Giang là những sinh viên đầu tiên bảo vệ khóa luận tốt nghiệp sớm của khoa Sinh học, đây là cơ hội các em nâng cao trình độ nghiên cứu như đăng kí học Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Bộ môn Động vật học, khoa sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngay sau khi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
Một số hình ảnh của buổi bảo vệ
Ảnh 1. Các thầy cô trong Hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp
Ảnh 2. Sinh viên Nguyễn Thị Thư và thầy hướng dẫn khoa học
Ảnh 3. Sinh viên Trần Thị Hương Giang và thầy hướng dẫn khoa học
Người viết: Bùi Minh Hồng