Tạp chí Animal Biology, IF=1.475, Q3
Tóm tắt bài báo
Để nghiên cứu kiểu phân bố của loài cá Thòi loi Periophthamus modestus, một loài cá lưỡng cư, ở vùng phân bố phía nam của chúng, chúng tôi thực hiện thu mẫu mỗi tháng một lần ở các địa điểm khác nhau dọc theo sông Hồng trong hai năm. Về mặt không gian, ấu trùng trôi nổi của loài chủ yếu thu được ở các điểm dọc theo cửa Ba Lạt và một điểm rừng ngập mặn gần sông chính. Cá con tầng đáy và cá con lưỡng cư thu được chủ yếu ở rừng ngập mặn. Phát hiện này khẳng định rằng ấu trùng loài P. modestus có thể bị dịch chuyển ngược sông từ vùng sinh sản bởi thủy triều và sử dụng dòng chính cửa Ba Lạt như vùng ương dưỡng cho giai đoạn ấu trùng trôi nổi và mở rộng nơi sống của chúng đến rừng ngập mặn ở cửa sông trong thời kỳ sống cố định. Về mặt thời gian, ấu trùng trôi nổi xuất hiện từ tháng Hai tới tháng Bảy, cao nhất vào tháng Năm, khẳng định rằng đây là mùa sinh sản của loài này ở Việt Nam, sớm hơn so với quần thể phân bố ở vùng ôn đới. Sự phong phú của ấu trùng và cá con loài này theo thời gian có tương quan thuận với nhiệt độ. Mô hình NMDS dựa trên các tập hợp kích thước, tháng thu mẫu và địa điểm thu mẫu cùng với một lớp phủ của các vector môi trường cho thấy nhiệt độ nước có tương quan rõ với kích thước cá. Cá có kích thước nhỏ xu hướng xuất hiện ở nhiệt độ thấp, và cá có kích thước lớn xuất hiện ở nhiệt độ cao. Kiểu phân bố của loài trong nghiên cứu này có thể đóng góp vào sự thích nghi thành công đối với môi trường vùng nhiệt đới.
Một số hình ảnh về bài báo:
Hình 1. Hình ảnh bài báo trên trang brill.com/ab
Hình 2. Sự thay đổi các điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ mặn, độc đục), độ phong phú (CPUE) và sự phân bố các giai đoạn phát triển của loài Periophthamus modestus tại các điểm thu mẫu dọc sông Hồng.
(Các thanh ngang màu đen biểu thị các trung vị; các hộp màu xám cho biết độ trải giữa. Ind. = số cá thể, các điểm có chữ số giống nhau không sai khác có ý nghĩa thống kê (Dunn’s test, p ≥ 0.05).)
Hình 3. Sự thay đổi theo tháng các điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ mặn, độc đục), độ phong phú (CPUE) và sự phân bố các giai đoạn phát triển của loài Periophthamus modestus trong năm.
(Các thanh ngang màu đen biểu thị các trung vị; các hộp màu xám cho biết độ trải giữa. Ind. = số cá thể, các điểm có chữ số giống nhau không sai khác có ý nghĩa thống kê (Dunn’s test, p ≥ 0.05). )
Hình 4. Mô hình NMDS thể hiện sự khác biệt về thành phần kích thước của loài Periophthamus modestus ở các điểm thu mẫu tại khu vực nghiên cứu.
(Các vectơ chỉ các nhân tố môi trường.)
Trần Đức Hậu