Bài 1: Sự thay đổi đặc điểm hình thái, sinh trưởng và hệ số điều kiện của cá bống bớp (Bostrychus sinensis) ngoài tự nhiên ở Bắc Việt Nam -Tạp chí Pakistan Journal of Zoology, IF=0.924, SCIE, Q4
Link bài báo: https://www.researchgate.net/publication/360447690_Variation_in_the_Allometry_of_Morphometric_Characteristics_Growth_and_Condition_Factors_of_Wild_Bostrychus_sinensis_Butidae_in_Northern_Vietnam
Tóm tắt bài báo
Cá bống bốn mắt hay cá bống bớp (Bostrychus sinensis), phân bố ở Châu Á – Thái Bình Dương, là một loài có giá trị kinh tế ở Việt Nam. Hiểu biết về kiểu sinh trưởng, quan hệ chiều dài-khối lượng và hệ số điều kiện phục vu cho đánh giá và quản lý quần thể cá còn hạn chế. Nghiên cứu này thử nghiệm sự khác nhau giới tính, mùa về quan hệ chiều dài-khối lượng, hệ số điều kiện dựa trên mẫu vật thu mỗi tháng một lần trong vòng một năm (2018-2019) ở Bắc Việt Nam. Bốn dấu hiệu hình thái (chiều dài chuẩn, khoảng cách trước vây lưng, chiều cao thân và chiều rộng thân) có sự khác nhau giữa cá đực và cá cái, cho thấy có hiện tượng dị hình chủng tính. Kiểu tăng trưởng ở cá đực và cá cái cao hơn 3, cho thấy chúng thuộc kiểu tăng trưởng thiên về khối lượng trong điều kiện môi trường phù hợp. Hệ số tăng trưởng ở cá cái cao hơn vào mùa khô, sự khác biệt này cho thấy cá cái trải qua suy giảm tuyến sinh dục trong thời gian sinh sản. Hệ số điều kiện cao ở hai giới cao vào mùa mưa khi nhiệt độ và nguồn thức ăn cao hơn. Cá cái dường như nhạy cảm hơn với sự thay đổi của môi trường. Hệ số điều kiện cao nhất đối với cá có kích thước 9.9-12.8 cm chiều dài tổng. Dựa trên kết quả này, chúng tôi đề nghị thời gian khai thác bền vững nguồn lợi loài cá này là từ tháng 12 tới tháng 3, với kích cỡ cá được thu trong khoảng 9.9-12.8 cm chiều dài tổng.
Bài 2: Hình thái học và hệ số điều kiện của loài cá bống chấm gáy (Glossogobius olivaceus) ở rừng ngập mặn Bắc Việt Nam - Tạp chí Journal of Animal and Plant Sciences, IF=0.490, SCIE, Q4
Link bài báo: https://www.thejaps.org.pk/Volume/2022/32-03/24.php
Tóm tắt bài báo
Rất ít thông tin về sinh trưởng và quan hệ kích thước của loài cá bống chấm gáy (Glossogobius olivaceus), một loài có giá trị kinh tế cao ở Bắc Việt Nam. Nghiên cứu này mục đích tìm hiểu quan hệ hình thái, sinh trưởng và hệ số điều kiện của loài G. olivaceus thu được ở rừng ngập mặn cửa Ba Lạt, sông Hồng, Bắc Việt Nam. Phân tích 679 mẫu cá G. olivaceus thu mỗi tháng một lần từ 3/2018-2/2019 cho thấy tỉ lệ giới tính của loài xấp xỉ 1:1. Chiều dài tổng và khối lượng trung bình không có sự khác biệt giữa cá đực và cá cái. Quan hệ chiều dài-khối lượng có mối tương quan chặt và thay đổi ít theo mùa. Loài này thể hiện kiểu tăng trưởng thiên về khối lượng khi hệ số sinh trưởng (b) lớn hơn 3. Ước tính giá trị hệ số điều kiện (K) cho thấy không khác so với 1, cho thấy loài này sống trong điều kiện môi trường thuận lợi về dinh dưỡng. Cả hệ số sinh trưởng và hệ số điều kiện của loài G. olivaceus từ nghiên cứu này khác biệt giữa giới tính, mùa cho thấy loài này sống trong các điều kiện môi trường khác nhau. Hơn nữa, thay đổi hình thức sinh trưởng giữa mùa trong sinh sản (b ≈ 3 và ngoài mùa sinh sản (b >3) cho thấy loài này có chiến lược sống thích nghi với sự thay đổi của điều kiện môi trường theo tháng/mùa.
Tiểu kết:
Kết quả phân tích đặc điểm sinh trưởng, hệ số điều kiện của hai loài cá bống có giá trị kinh tế ở rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy cho thấy môi trường ở đây thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của các loài cá bống. Điều đo cho thấy vai trò của rừng ngập mặn đối với các loài thủy sinh vật và cũng đề ra nhiệm vụ bảo tồn hệ sinh thái có vai trò đặc biệt quan trọng này.
Một số hình ảnh của hai bài báo:
Hình 1. Hình ảnh trang đầu hai bài báo
Hình 2. Biểu đồ thể hiện khu vực thu mẫu loài cá bống bớp (B. sinensis) và cá bống chấm gáy (G. olivaceus) ở khu vực cửa Ba Lạt, Bắc Việt Nam.
Hình 3. Ảnh chụp loài (a) cá bống bớp (B. sinensis) và (b) cá bống chấm gáy (G. olivaceus) ở khu vực cửa Ba Lạt, Bắc Việt Nam.
Tên hình 4a. Hệ số sinh trưởng (b) của cá bớp (B. sinensis) cái và đực theo mùa ở khu vực nghiên cứu.
Tên hình 4b. Bảng giá trị thống kê mô tả và các hệ số của chiều dài và khối lượng giữa cá đực và cá cái loài cá bống chấm gáy (G. olivaceus) ở khu vực cửa Ba Lạt, Bắc Việt Nam.
Tên hình 5a. Thay đổi hệ số điều kiện (K) giữa các kích thước cơ thể khác nhau của loài cá bớp (B. sinensis). Thanh dọc thể hiện sai số chuẩn.
Tên hình 5b. Biểu đồ thể hiện thay đổi theo mùa của hệ số điều kiện của loài G. olivaceus theo giới tính và cả hai giới; thanh dọc thể hiện sai số chuẩn của giá trị trung bình; các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê.
Người giới thiệu: Trần Đức Hậu